Viêm phế quản co thắt ở trẻ em

    1. 0 VNĐ
    2. bấm xem số
    3. ID Tin rao:
      330
    4. Tình trạng:
      Chưa có
    5. Khu vực:
      , Chưa có
    6. Thông tin:
      28/12/14, 1,297 Đọc

  1. Viêm phế quản co thắt ở trẻ em

    Viêm phế quản co thắt là một thể bệnh của viêm phế quản. Viêm phế quản co thắt có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh viêm phế quản co thắt cũng có đầy đủ các triệu chứng giống như viêm phế quản cấp và mãn tính như: ho có đờm, thở khò khè, khó thở,… Tuy nhiên viêm phế quản co thắt sẽ kèm thêm biểu hiện khi bệnh nhân bị ho sẽ có những cơn co ở vùng ngực, bụng gây hiện tượng đau, khó thở, cảm giác như rít lên để thở được.

    Do triệu chứng của viêm phế quản co thắt gần giống với triệu chứng của bệnh hen nên một số trường hợp bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em có thể chuẩn đoán nhầm viêm phế quản co thắt và bệnh hen. Do vậy, nhiều khi phải nhờ vào kết quả điều trị để phân biệt. Nếu trẻ được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng bệnh vẫn có xu hướng diễn biến kéo dài thì có thể là bệnh hen chứ không phải viêm phế quản co thắt.

    Ở người lớn, việc phân biệt triệu chứng của viêm phế quản co thắt và hen phế quản có phần thuận lợi hơn do chúng ta có thể khai thác được một số triệu chứng có giá trị giúp cho chẩn đoán, ví dụ như người bệnh có những biểu hiện sau đây sẽ giúp thầy thuốc chẩn đoán hen phế quản: hay có ho hoặc nặng ngực về đêm, khó thở về đêm, có tiếng thở rít, tiếng cò cử.

    Nguyên nhân của viêm phế quản co thắt có thể là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hóa chất, dị vật. Thời tiết thay đổi (quá lạnh hoặc quá nóng), điều kiện dinh dưỡng kém… là những yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển.

    Tiến triển bệnh viêm phế quản co thắt: Thở co thắt và thở ngắn, nặng tăng trong 2 đến 3 ngày, sau đó bệnh khá dần. Hiện tượng co thắt có thể kéo dài đến 7 ngày, ho khoảng 14 ngày. Bội nhiễm thông thường là viêm tai, có khoảng 20% trẻ sơ sinh bị bội nhiễm này. Rất ít trẻ bị viêm phổi do nhiễm khuẩn, chỉ có 1-2% trẻ viêm phế quản phải nhập viện do cần thở oxy hoặc truyền dịch.

    [​IMG]

    Trường hợp viêm phế quản co thắt thể nhẹ có thể tự điều trị tại nhà:

    Dùng thuốc: nếu sốt hơn (39 độ C) thì cần dùng kháng sinh, một số trẻ cần dùng thêm thuốc chống co thắt, có sự chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc thuốc giãn phế quản.

    Ăn, uống nước hay canh ấm để giảm ho, long đờm

    Hơi ẩm trong không khí làm giảm bớt độ đặc của dịch mũi và đờm, làm ho đỡ hơn. Vì vậy bạn có thể dùng máy làm ẩm không khí trong phòng của em bé, hoặc bật vòi hoa sen ấm trong phòng tắm rồi cho bé vào phòng tắm một lúc vài lần một ngày.

    Khi nằm ngủ có thể nâng cao phần đầu của đệm nằm, kê gối hoặc ôm trẻ trong vị trí đầu cao hơn có thể giúp trẻ dễ chịu hơn.

    Hút mũi thường xuyên sau khi nhỏ nước muối để dịch mũi không làm nghẹt và ko trôi xuống làm viêm đường hô hấp dưới.

    Cho trẻ uống đủ nước. Có thể trẻ ko muốn ăn nhưng vì vậy nên thường xuyên cho trẻ uống thêm nước, sữa, sữa công thức hay sữa mẹ, mỗi lần ít một. Cho ăn hay uống lại nếu bé nôn trogn khi ho. Thức ăn đặc lúc này không quan trọng bằng việc cho bé uống đủ nước.

    Không được hút thuốc lá ở gần bé, không hút thuốc lá trong nhà, vì khói thuốc làm ho nặng hơn. Khả năng co thắt sẽ tăng lên 4 lần với trẻ bị nhiễm virus đường hô hấp hít phải khói thuốc lá.

    Viêm phế quản co thắt cần đi bệnh viện khi trẻ có hiện tượng thở khó, co thắt nặng hơn, nhịp thở tăng hơn 60 hơi/phút, đau ngực, trẻ không ngủ được dù đã dùng các biện pháp tại nhà như trên, bé ngất hoặc ko thở được, môi xanh tái, trẻ quấy khóc như ốm rất nặng.
     
    thokhangduong

    thokhangduong Chat với người nàyXếp hạng theo số tin rao Thành viên

    Tin:
    5 | Xem tất cả
    Được thích:
    0

    Từ khóa

    :
    Chia sẻ trang này
Đang tải...