Chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng là gì? Những lợi ích khi sử dụng

    1. 290,000 VNĐ
    2. bấm xem số
    3. ID Tin rao:
      113470
    4. Tình trạng:
      Mới 100%
    5. Khu vực:
      TPHCM , Bình Trị Thừa Thiên Huế
    6. Thông tin:
      9/5/22, 440 Đọc

  1. [​IMG]

    Ngày nay chế phẩm sinh học là cái tên đang được nhắc đến thường xuyên và trở nên khá quen thuộc đối với nhiều hộ nông dân. Nó được ứng dụng nhiều vào trong trồng trọt; nhằm giúp cây phát triển tự nhiên, đảm bảo năng suất và gia tăng chất lượng cây trồng.

    Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bà con tìm hiểu kĩ hơn về chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng là gì? và Những lợi ích khi sử dụng sẽ ra sao? Cùng theo dõi nhé!

    1. Chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng là gì?
    Chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng là chế phẩm được sản xuất từ những vi sinh vật gây hại cho cây. Bởi bản thân sâu hại này cũng mắc những bệnh tương tự như các loài vi sinh vật gây bệnh cho sâu; và nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố khí hậu. Chính vì vậy, dựa vào điều này người ta đã sử dụng các loài vi sinh vật gây hại cho sâu làm nguyên liệu chính để sản xuất ra các chế phẩm sinh học.

    [​IMG]Chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng

    2. Các nhóm sản phẩm chính của chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng
    Bao gồm 3 nhóm sau đây:

    a. Nhóm ứng dụng cho phòng trừ dịch hại cây trồng
    Đây là nhóm thường được gọi là thuốc BVTV sinh học; có công dụng là phòng trừ và tiêu diệt các vi sinh vật, các loại sâu có khả năng gây hại cho cây trồng.

    Ngoài ra nhóm chế phẩm sinh học này còn có tác dụng trong việc phục hồi rễ cây, tăng khả năng ra hoa và đậu trái cho cây trồng.

    [​IMG]Chế phẩm sinh học NBT08 – Xử lý triệt để vòng đời của sâu hại

    b. Nhóm dùng cho sản xuất
    Bao gồm phân bón hữu cơ sinh học, phân bón vi sinh, sản phẩm điều hòa sinh trưởng cây trồng.

    • Phân hữu cơ sinh học: là loại phân bón được tạo ra nhờ quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ khác nhau. Các chất mùn sẽ được tạo ra dưới sự tác động của vi sinh vật các hợp chất hữu cơ sinh học.
    • Phân bón vi sinh: được sản xuất và bón vào đất nhằm mục đích tăng lượng vi sinh vật có ích cho cây trồng. Loại phân này chứa hàm lượng vi sinh vật có ích rất cao; các chất dinh dưỡng hữu cơ, vô cơ; và vi lượng trong phân thấp.

    • Sản phẩm điều hòa sinh trưởng: gồm các chất kích thích sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng.
    c. Nhóm dùng cải tạo đất, xử lý phế phẩm nông nghiệp
    Là những loại chế phẩm có nguồn gốc sinh học được sử dụng nhằm cải tạo tính lý, hóa của đất; tăng khả năng giữ nước; giúp đất trở nên phì nhiêu và màu mỡ hơn.

    [​IMG]Siêu nano NBT05 – Cải tạo phục hồi đất nhiễm mặn

    3. Những lợi ích khi sử dụng chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng
    • Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cũng như môi trường sinh thái

    • Giúp cân bằng các chất dinh dưỡng, vi sinh vật,…trong môi trường đất

    • Không làm hại kết cấu đất, thoái hóa đất; góp phần tăng độ phì nhiêu cho đất

    • Đồng hóa các chất dinh dưỡng, giúp cây trồng gia tăng năng suất cũng như chất lượng nông sản.

    • Có tác dụng tiêu diệt các loại sâu hại, giảm thiểu sâu bệnh; góp phần tăng sức đề kháng cho cây trồng. Tuy nhiên không làm hại đến môi trường như các thuốc BVTV có nguồn gốc từ hóa học.

    • Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ, các phế thải nông nghiệp; góp phần làm sạch môi trường tự nhiên.

    • Ngoài ra, sử dụng chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng giúp tiết kiệm được chi phí; dễ dàng sử dụng và được ứng dụng rộng rãi.
    [​IMG]Sử dụng chế phẩm sinh học bảo vệ trồng trọt giúp tăng chất lượng nông sản cho cây trồng

    Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bà con hiểu rõ hơn về chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng cũng như những lợi ích mà nó mang lại. Từ đó sẽ ứng dụng nó nhiều hơn vào hoạt động sản xuất và trồng trọt của mình góp phần bảo vệ môi trường trong sạch hơn.

    Tìm hiểu thêm thông tin tại: Nông bội thu
     
    lethihai312

    lethihai312 Chat với người nàyXếp hạng theo số tin rao Thành viên

    Tin:
    26 | Xem tất cả
    Được thích:
    0
    Điện thoại:
    số điện thoại

    Từ khóa

    :
    Chia sẻ trang này
Đang tải...