bán Cây Chiêu Liêu Làm cảnh quan, công trình bóng mát

    1. 10,000,000 VNĐ
    2. bấm xem số
    3. ID Tin rao:
      48901
    4. Tình trạng:
      Chưa có
    5. Khu vực:
      Hà Nội , Hà Nội
    6. Thông tin:
      26/4/17, 1,059 Đọc

  1. Với một tên gọi lạ lẫm và khá đặc biệt, cây chiêu liêu chắc hẳn không được nhiều người biết tới. Với những ứng dụng tuyệt vời trong y học và cũng nhờ vào dáng cây đẹp mà chiêu liêu ngày càng được người chơi cây săn lùng nhiều hơn để trồng tại khuôn viên gia đình cũng như các công trình lớn.
    Mua bán cây Chiêu Liêu làm cảnh quan, công trình
    Cây chiêu liêu còn có các tên gọi khác như: cây xàng, cây kha tử, cây chiêu liêu hồng, cây tiếu.
    Chiêu liêu có tên khoa học là: Terminalia chebula
    Cây thuộc họ Trâm bầu ( Combretaceae)
    Đặc điểm hình thái của cây chiêu liêu:
    - Cây chiêu liêu là loài thân gỗ nhỡ. Độ cao trung bình của cây từ 10-15m, tối đa có thể đạt gần 30m. Đường kính thân từ 0,4m - 0,8m. Vỏ cây chiêu liêu có màu xám tro.
    - Cây có nhiều cành con, vỏ nhẵn nhụi. Tán cây rộng và phân tán nhiều tầng riêng biệt giống cây bàng.
    - Lá chiêu liêu thuộc dạng lá đơn mọc kép, đối xứng nhau qua cuống lá. Đầu lá có hình mũi nhọn, đuôi lá hình nêm. Mỗi phiến lá dài từ 7-10cm và rộng từ 5-8cm.
    - Mùa hoa bắt đầu từ tháng 5- 6 hàng năm. Hoa chiêu liêu mọc ra từ các nách lá gần đầu cành và tạo thành cụm. Cụm hoa chiêu liêu có hình chùm bông, dài từ 5 – 10cm. Hoa chiêu liêu là hoa lưỡng tính có 5 lá bắc màu vàng hoặc trắng xanh đục hình tam giác bao bọc bên ngoài. Bên dưới hình chuông.
    - Quả chiêu liêu thuộc dạng quả hạch hình trứng. Quả dài 3-4cm, rộng 2cm. Lớp cùi thịt khá dày, bên trong là một hạt cứng. Quả chín vào tháng 8-9. Khi chín quả có màu vàng hoặc cam hơi nâu.
    Đặc điểm phân bố của cây chiêu liêu:
    Cây chiêu liêu là cây bản địa của các quốc gia thuộc miền Nam châu Á. Cụ thể cây xuất hiện ở các quốc gia như: Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Sri Lanka…
    Ở Việt Nam, cây được tìm thấy mọc hoang hay trồng nhiều hơn cả ở các tỉnh thành phía Nam như: Quảng Nam, Đà Nẵng, Kon Tum, Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh...
    Hiện nay, cây chiêu liêu được sử dụng nhiều trong các công trình nhằm tạo cảnh quan và lấy bóng mát trên khắp cả nước.
    Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chiêu liêu:
    - Cây chiêu liêu có thể được trồng từ hạt hoặc bằng cành. Tuy nhiên, tỷ lệ sống khi trồng cây bằng cành không cao như trồng từ hạt.
    - Trồng cây chiêu liêu thích hợp nhất trên 2 loại đất và đất pha sét và đất cát.
    - Cây chiêu liêu là loài cây dễ trồng và chăm sóc. Cây ưa sáng nhưng khi còn non, cây chưa chịu được cường độ sáng mạnh nên cần chuẩn bị giàn che cho cây non.
    - Nên trồng chiêu liêu vào đầu hoặc cuối mùa mưa để hạn chế tối đa công chăm sóc cho cây và đảm bảo cho tỷ lệ sống cao.
    - Chú ý phát cây leo, cây bụi để cây chiêu liêu không bị che lấp ánh sáng.
    Ứng dụng của cây chiêu liêu:
    - Cây chiêu liêu có tán và dáng đẹp nên được dùng để lấy bóng mát hoặc tạo cảnh quan cho công trình.
    - Gỗ của chiêu liêu được dùng nhiều trong xây dựng.
    - Quả và hạt của chiêu liêu được dùng nhiều trong y học cổ truyền của các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam để chữa các bệnh về phổi, viêm họng, táo bón, nhiễm khuẩn…
    - Đặc biệt, cây chiêu liêu còn cho một hợp chất có tên Chebulanin, có tác dụng trong việc phòng chống bệnh ung thư.
    Quý khách có nhu cầu mua bán cây chiêu liêu vui lòng gọi số: 0936.088.238
     
Đang tải...