Hội tháng giêng tại việt nam

    1. 0 VNĐ
    2. bấm xem số
    3. ID Tin rao:
      76002
    4. Tình trạng:
      Chưa có
    5. Khu vực:
      Sân bay Nội Bài , Hà Nội
    6. Thông tin:
      22/1/19, 615 Đọc

  1. Đây là 14 lễ hội tiêu biểu và đặc sắc của miền Bắc trong tháng Giêng. Những lễ hội này chứa đựng nhiều giá trị văn hoá truyền thống và nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân gần xa.
    [​IMG]

    Khám phá dịch vụ Hộp ngủ tại sân bay Nội Bài

    Hội Gò Đống Đa

    Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mồng 5 tháng Giêng âm lịch tại gò Đống Đa thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Ngày hội có nhiều trò chơi vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ, đặc biệt tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội. Sau đám rước rồng lửa là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang.

    Hội Cổ Loa

    [​IMG]
    Lễ hội Cổ Loa nhằm tưởng nhớ và suy tôn Thục Phán An Dương Vương, người có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa. Ảnh: TL.
    Lễ hội Cổ Loa diễn ra từ mồng 6 đến 16 tháng Giêng âm lịch tại đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sáng 6 Tết, hội mở đầu bằng đám rước Văn với 5 lá cờ ngũ hành, phường bát âm, giá văn tế đặt trong kiệu Long đình, có lọng, tàn che. Sau đám rước Văn là màn tế lễ diễn ra quá giờ ngọ (12 giờ trưa). Tiếp theo là đám rước thần của 12 xóm. Ngoài ra trong lễ hội còn có nhiều trò chơi khác nhau: chơi đu, thổi cơm thi, hát trù, hát chèo.. .Hội Cổ Loa kéo dài cho tới 16 tháng Giêng mới làm lễ tế tạ trời đất, kết thúc lễ hội. Lễ hội Cổ Loa nhằm tưởng nhớ và suy tôn Thục Phán An Dương Vương, người có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa.

    Hội Gióng

    Hội đền Gióng được tổ chức tại đền Sóc thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Hội thường bắt đầu từ mồng 6 tháng Giêng đến 12 tháng 4 âm lịch. Hội Gióng được tổ chức để tưởng nhớ đến Thánh Gióng, vị anh hùng thiếu niên của dân tộc ta. Trong lễ hội có những nghi thức độc đáo như: Lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng. Năm 2011 Hội Gióng (gồm 2 lễ hội chính tại Sóc Sơn và tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

    Lễ hội chùa Hương

    Đây là lễ hội gắn liền với khu danh thắng Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Theo thông lệ, lễ khai hội từ mồng 6 âm lịch và kéo dài hết tháng 3. Lễ hội chùa Hương được xem là lễ hội thu hút sự chú ý nhiều nhất của nhân dân cả nước mỗi dịp Xuân về.

    Hội Xoan

    [​IMG]
    Hội Xoan là một trong những lễ hội tiêu biểu của Phú Thọ. Ảnh: TL.
    Diễn ra tại làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ từ mồng 7 đến mồng 10 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội tưởng nhớ Xuân Nương, một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng. Khởi đầu lễ hội là tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, theo truyền thống dọn cỗ chay, có củ mài và mật ong. Tục truyền việc mổ trâu “nồi da xáo thịt” diễn lại tích năm tướng của vua Hùng thờ thần sông mà thoát nạn, khi lên bờ tìm trâu mổ thịt, lấy da làm nồi nấu để tế thần sông. Mồng 10 tháng Giêng diễn trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng. Các vai diễn cày, bừa, gieo mạ, tát nước, bán con ngài tằm, bán bông rất hấp dẫn.

    Hội chợ Viềng

    Hội chợ Viềng là một trong những lễ hội đầu năm không thể bỏ lỡ ở miền Bắc. Diễn ra vào mùng tối mồng 7 đến rạng sáng mồng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Lễ hội được bày bán các loại nông sản và nông cụ. Người dân dự Hội với mong muốn mua may bán rủi, cầu mong một năm được mùa màng bội thu.

    Lễ hội Yên Tử

    Lễ hội Yên Tử gắn liền với khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, Quảng Ninh. Lễ khai hội bắt đầu vào ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.

    [​IMG]
    Hội Yên Tử hàng năm thu hút rất đông du khách hành hương về tham dự. Ảnh: TL.
    Ngoài những nghi lễ truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an, biểu diễn các tiệt mục nghệ thuật truyền thống, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử… sẽ có thêm nhiều hoạt động mới hấp dẫn. Những năm gần đây, Yên Tử trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, thắng cảnh… thu hút du khách trong và ngoài nước tìm đến quanh năm.

    Hội mở mặt

    Hội Mở mặt diễn ra ở xã Phục Lễ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng từ mồng 6 đến mồng 10 tháng Giêng âm lịch. Theo tương truyền, các cô gái làng Phục Lễ nổi tiếng xinh đẹp nhưng quanh năm chít khăn vuông đen, che kín mặt. Ngay cả khi lấy chồng, nhiều cô vẫn e ngại không chịu bỏ khăn.

    Khai ấn đền Trần Nam Định

    Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thường từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại đền Trần thuộc phường Lộc Vượng, TP. Nam Định. Đây là một trong những lễ hội đầu xuân nổi tiếng nhất Việt Nam nhằm tri ân công đức các vị vua Trần ở đền Trần. Hội mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm), nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội để xin tờ ấn với mong muốn được thăng tiến trong sự nghiệp. Ấn được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần.

    Hội Lim

    Hội Lim là một trong những lễ hội lớn đầu năm ở miền Bắc, diễn ra vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm tại Thị trấn Lim, huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Hội Lim là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc với những hoạt động lễ hội phong phú, hội đủ những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của mảnh đất của nhiều lễ hội dân gian. Trong ngày này, các Liền chị có cơ hội được giao lưu hát giao duyên, thể hiện giọng ca quan họ truyền thống ở Bắc Ninh. Bên cạnh đó, tại lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: đấu vật, đấu võ, đầu cơ, nấu cơm, dệt cửi, đu quay…

    [​IMG]
    Hội Lim với hoạt động nổi bật là các màn hát quan họ giao duyên trên bến, dưới thuyền. Ảnh: TL.
    Hội chùa Keo

    Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Chùa thờ Không Lộ thiền sư – người có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc Sư.

    Lễ hội được tổ chức trong hai kì một năm. Hội Xuân từ ngày 4 tháng Giêng và hội Thu được tổ chức từ 13 đến 15 tháng 9 âm lịch. Trong lễ hội có lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng, tiểu đỉnh. Trên sông Trà Lĩnh trước chùa, diễn ra cuộc thi bơi trải, thi kèn trống, bơi thuyền và biểu diễn các điệu múa cổ. Trong hội chùa Keo xưa còn có các cuộc đua giải trí gắn liền với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp như trò bắt vịt, ném pháo, nấu cơm.

    Hội Minh thề

    Lễ hội Minh thề diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng hàng năm tại Miếu thờ Thành hoàng bản thổ thuộc thôn Hoà Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Lễ hội là sự kết hợp giữa tín ngưỡng với giáo dục đạo lý nhân cách. Nhiều người gọi đây là lễ hội “chống tham nhũng” bởi hịch văn Minh thề quy định lấy chí công làm trọng, không xâm phạm của công.

    [​IMG]
    Hội Minh thề là một trong những lễ hội đặc trưng của Hải Phòng trong tháng Giêng. Ảnh: TL.
    Lễ hội Bà chúa Kho

    Là một lễ hội lớn tại miền Bắc, nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam. Đền bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngày khai hội vào 14 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) “cầu tài phát lộc”.

    Lễ hội chọi trâu Hải Lựu

    Diễn ra tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc từ ngày 16 đến 17 tháng Giêng âm lịch. Đây là một trong những lễ hội văn hóa dân gian cổ xưa nhất (tương truyền có từ thời Hùng Vương) còn lưu giữ được dáng vẻ nguyên sơ, không có những toan tính cay cú ăn thua của con người

    Nguồn: Dân trí
     
    vatcsleeppod

    vatcsleeppod Chat với người nàyXếp hạng theo số tin rao Thành viên

    Tin:
    78 | Xem tất cả
    Được thích:
    0

    Từ khóa

    :
    Chia sẻ trang này
Đang tải...