Cảm giác lo âu, căng thẳng kéo dài

    1. 180,000 VNĐ
    2. bấm xem số
    3. ID Tin rao:
      100713
    4. Tình trạng:
      Chưa có
    5. Khu vực:
      33 BT 6 khu đô thị văn phú - quận hà đông - thành phố hà nội , Chưa có
    6. Thông tin:
      6/6/21, 386 Đọc

  1. Sự lo âu căng thẳng đôi khi là một điều bình thường, mọi người đều phản ứng như thế. Thật vậy, lo âu vừa phải có thể là một điều rất tốt. Lo âu giúp bạn đối phó thích hợp với những tình huống hiểm nguy thực sự, thôi thúc bạn hoàn thành công việc hàng ngày với một tinh thần trách nhiệm tuỵêt vời. Nhưng khi bạn cảm thấy lo âu thật nhiều, căng thẳng và mệt mỏi mà không do nguyên nhân nào rõ rệt, bạn không còn khả năng tự kiểm soát được mình, nó gây ảnh hưởng thực sự đến cuộc sống hàng ngày thì có thể bạn đã bị Rối loạn lo âu toàn thể (RLLATT).

    II. Triệu chứng và dấu hiệu

    Triệu chứng và dấu hiệu của RLLATT thay đổi về mức độ. Các triệu chứng RLLATT bao gồm:

    + Đứng ngồi không yên; Cảm giác kích động căng thẳng; Cảm giác có cục, hòn vướng ở cổ

    + Khó tập trung; Mệt mỏi; Dễ kích thích; Mất kiên nhẫn

    + Hay đãng trí; Căng cơ

    + Rối loạn giấc ngủ ( khó dỗ giấc ngủ và giấc ngủ chập chờn)

    + Đổ mồ hôi nhiều; Cảm giác ngộp thở

    + Đau vùng dạ dày; Tiêu chảy; Nhức đầu v.v.

    Khi bị RLLATT, có những lúc bạn cảm thấy bị bao vây bởi sự bồn chồn, lo lắng . Bạn lo âu căng thẳng về mọi khía cạnh của cuộc sống. Ví dụ, cảm thấy lo âu căng thẳng về sự an toàn của mình và những người thân yêu, cảm giác rằng một điều gì tệ hại sắp sửa xảy ra, kể cả khi không có nguy hiểm thực sự. RLLATT thường khởi phát lúc trẻ, triệu chứng và dấu hiệu có thể hình thành chậm hơn so với các rối loạn lo âu khác. Nhiều người RLLATT không thể nhớ lại lần cuối mà họ cảm thấy hoàn toàn thư giãn và thoải mái là lúc nào.

    III. Nguyên nhân

    Tương tự các rối loạn tâm thần khác, nguyên nhân của RLLATT chưa được biết rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể liên quan đến các chất hoá học trong não thường gọi là các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters) như serotonin, GABA (gamma-aminobutyric acid) và norepinephrine. Tuy nhiên, nguyên nhân có thể là một sự phối hợp của những quá trình sinh học trong cơ thể, các yếu tố di truyền, của môi trường chung quanh và những tình huống trong cuộc sống.

    V. Khi nào cần đi khám bệnh

    - Bệnh nhân RLLATT, người lớn cũng như trẻ em, thường xuyên bị đe doạ bởi những lo âu. Họ lo âu, căng thẳng vì những vấn đề từ nhỏ đến lớn như: Việc học hành; Công việc; Thành tích thể thao; Sửa chữa xe; Công việc nội trợ; Động đất; Chiến tranh; Tài chánh; Di chuyển bằng máy bay; Sức khoẻ của họ và những người khác …

    - Bạn có cảm giác không thể loại bỏ được sự sợ sệt và lo lắng, ngay cả khi cố gắng thư giãn và tìm cách gỡ rối. Sự lo âu có thể kéo dài từ tháng này sang tháng kia. Bạn cảm thấy không còn tự kiểm soát được. Lo âu ảnh hưởng đến khả năng xử lý công việc hàng ngày của bạn.

    - Trạng thái lo âu có thể giảm bớt, nhưng cũng có khi trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Hãy tìm sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa trước khi bệnh trở nặng, việc trị liệu sẽ dễ dàng hơn.

    RLLATT gây những hậu quả nặng nề hơn là chỉ đơn thuần làm bạn lo âu. Nó có thể làm cho những vấn đề sau đây trở thành trầm trọng hơn như Trầm cảm; Lạm dụng chất gây nghiện; Mất ngủ; Những vấn đề về dạ dày ruột; Nhức đầu; Nghiến răng (bruxism)

    VIII. Điều Trị


    Xem thêm: Bệnh rối loạn tuần hoàn não

    2. Tâm lý liệu pháp

    - Còn gọi là điều trị qua đối thoại và tư vấn. Tâm lý liệu pháp cần được sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa tâm thần qua sự lắng nghe và trao đổi.

    - Có bằng chứng cho thấy việc điều trị bằng phương pháp nhận thức ứng xử (cognitive behavior therapy) có thể cải thiện các triệu chứng cùa RLLATT. Điều trị bằng nhận thức ứng xử giúp bạn phân biệt giữa những niềm tin và cung cách ứng xử không lành mạnh, tiêu cực với những niềm tin đúng đắn và cung cách ứng xử tích cực. Nó dựa trên cơ sở là những ý nghĩ của bạn — chứ không phải là người khác và những tình huống — sẽ xác định cách bạn sẽ ứng xử ra sao. Ngay cả khi một tình huống bạn không mong muốn vẫn cứ tồn tại, bạn vẫn có thể thay đổi suy nghĩ của mình và ứng xử sao cho tích cực. Phương pháp điều trị nhận thức ứng xử thường được dùng trong một đợt ngắn hạn, nó nhấn mạnh đến việc học hỏi để hình thành và phát triển khả năng làm chủ tư duy và cảm xúc của bạn.

    - Việc điều trị RLLATT hoặc bất kỳ bệnh lý tâm thần nào khác cần phải thích ứng với từng trường hợp. Không có một chế độ điều trị kiểu mẫu nào có thể áp dụng cho toàn bộ bệnh nhân. Chủ yếu là điều trị ngoại trú, nhưng có một số trường hợp nặng cần phải nhập viện.

    IX. Kỹ năng đối phó

    Một số phương pháp để đối phó với RLLATT:

    · Gia nhập một nhóm hỗ trợ về Rối loạn lo âu. Bạn có thể tìm thấy sự đồng cảm, sự nhận thức, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm.

    · Hành Động. Cùng làm việc với chuyên gia tâm lý của bạn để chỉ rõ những vấn đề khiến bạn lo âu và tìm cách đối mặt với nó. Ví dụ, nếu tài chánh là vấn đề bạn quan tâm, hãy làm việc để làm sao hoạch định được một bản dự toán.

    · Hãy để quá khứ qua đi. Đừng quá lưu tâm về những chuyện đã qua. Hãy thay đổi những điều bạn có thể thực hiện, còn lại nên để cho mọi việc tự hoàn tất tiến trình của nó.

    · Phá vỡ vòng lẩn quẩn. Khi bạn cảm thấy lo âu, hãy đi bộ nhanh (jogging) hoặc chú tâm vào một sở thích riêng (hobby) nào đó để hướng sự tập trung của bạn ra khỏi những sự việc làm bạn lo lắng.

    · Hãy tự chăm sóc bản thân. Ngủ đầy đủ, ăn chế độ ăn cân đối, tập luyện và dành thời gian để thư giãn. T

    · Tuân thủ chặt chẽ kế hoạch điều trị. điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Hãy tái khám đúng hẹn. Sự kiên trì sẽ giúp kế hoạch điều trị của bạn tiến triển tốt.

    · Hoà hợp với tập thể. Đừng để sự lo âu cách ly bạn khỏi những người thân yêu và những hoạt động bổ ích. Gần gũi những người khác mang đến cho bạn một sự chuyển hướng lành mạnh.
     
    duocphamfykofa

    duocphamfykofa Chat với người nàyXếp hạng theo số tin rao Thành viên

    Tin:
    0 | Xem tất cả
    Được thích:
    0
    Điện thoại:
    số điện thoại

    Từ khóa

    :
    Chia sẻ trang này
Đang tải...