Bóng đá và giá trị thương mại

    1. 1 VNĐ
    2. bấm xem số
    3. ID Tin rao:
      32452
    4. Tình trạng:
      Chưa có
    5. Khu vực:
      nguyen son ho chi minh viet nam , Tp Hồ Chí Minh
    6. Thông tin:
      31/8/16, 566 Đọc

  1. Có một triết lý đáng suy ngẫm: Tại sao tôi phải lao động, phải cố gắng, phải hy sinh để có sản phẩm; trong khi tôi có thừa tiền để mua sản phẩm ấy? Công sức và khả năng sáng tạo sẽ được dùng cho việc khác, có lợi hơn. Chi tiền để mua sản phẩm (thay vì tự làm ra) chưa chắc đã là lười biếng, hoặc điên rồ.

    Từ một Barca gần như bách chiến bách thắng trong 4 năm kể từ 2008, với đội hình chủ yếu là những cầu thủ tự đào tạo như thủ thành Victor Valdes, trung vệ Carles Puyol, bộ ba tiền vệ Sergi Busquets, Xavi và Andres Iniesta, cùng các tiền đạo như Lionel Messi, Pedro…
    Tuy nhiên kể từ sau thời điểm HLV Guardiola đôn tiền vệ Busquets lên đá đội 1, lò đào tạo trứ danh này không có thêm được sự bổ sung nào đáng kể cho đội hình 1. Những cái tên như Giovani Dos Santos, Andreu Fontas, Bojan Krkic, Thiago Alcantara, Oriol Romeu, Cristian Tello, Gerard Deulofeu… đều được kỳ vọng để rồi sau đó biến mất ở Nou Camp.
    Còn bây giờ dù vài năm lại trình làng một lứa mới, những các cầu thủ “cây nhà lá vườn” của Barca gần như không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của đội 1, trước sự lấn át của các tài năng nhập khẩu như Luis Suarez, Neymar, Daniel Alves, Javier Mascherano…
    Nhưng có làm sao đâu khi bạn nhìn vào bảng thành tich đội bóng xứ Catalan từ 2006 đến 2015 (đó là chưa kể đên những danh hiệu đã có trong năm 2016 này). Cụ thể, Barca đã có 4 chức vô địch Champions League. Đội chủ sân Nou Camp đã có tổng cộng 24 danh hiệu lớn nhỏ và trở thành đội bóng thành công nhất trong lịch sử bóng đá thể giới nếu tính thời gian trong vòng 1 thập kỷ

    Đến đội bóng xa xôi mới lên hạng RB Leipzig Đội Bóng Bị Ghét Nhất Nước Đức
    Không ai tranh được “danh hiệu” trên với RB Leipzig, CLB mới thành lập năm 2009 nhưng đã thần tốc leo lên Bundesliga vào năm 2016. Thăng 5 hạng sau 7 năm. Đó là kỳ tích… bị người Đức phẫn nộ đến mức tẩy chay. Bởi RB Leipzig đi theo mô hình tư bản độc tài, trái ngược với giá trị cộng đồng vốn là biểu tượng ở các CLB Đức. Mỗi trận đấu suốt 7 năm qua, RB Leipzig đều thấm thía sự căm ghét của khán giả
    Năm 2009, hãng đồ uống Red Bull mua lại đội hạng 5 SSV Markranstadt và đổi tên thành RB Leipzig, mở đầu cho cuộc chiến ý thức hệ với phần còn lại của bóng đá Đức. Hãng đồ uống có trụ sở tại Áo đề ra tham vọng lên chơi Bundesliga trong 10 năm, rốt cuộc họ hoàn thành trong 7 năm. Tốn hơn 100 triệu euro đầu tư.
    Dù là hai đội bóng bị phản đối nhiều nhất ở Đức, Hoffenheim và Leipzig bất ngờ lập kỷ lục người xem trên truyền hình ở vòng đấu đầu tiên Bundesliga 2016/17. Theo thống kê, có 460.000 người xem trận cầu này trên kênh Sky Sports, cao hơn bất kỳ trận nào khác của vòng 1. Trong khi đó, trận cầu được mong chờ nhất giữa Bayern Munich và Bremen chỉ đứng thứ hai với 450.000 khán giả truyền hình.

    Và câu chuyện Chuyển nhượng Hè 2016: Mong được điên rồ như thế
    Theo thống kê tính đến tối qua, 5 giải đấu lớn ở châu Âu đã chi 2,94 tỷ euro cho hoạt động mua sắm - một con số khổng lồ, được tạo nên phần nào bởi những vụ “thổi giá” khó tin. Nhưng trong cơn “lên đồng” chung của cả thị trường chuyển nhượng Hè 2016, các đội đều bị ép vào tình thế phải… điên để không bị lạc lõng.
    Tiền tỷ mà giới bóng đá chi ra trên thị trường chuyển nhượng rút cuộc chảy về đâu? Trừ “tiền cò” cho giới đại diện và tiền nộp thuế, phần lớn dĩ nhiên vẫn thuộc về thế giới bóng đá. Tiền của đội mua chảy vào tài khoản đội bán. Nói cách khác, các CLB bóng đá nhà nghề chi tiền khủng khiếp bao nhiêu thì họ cũng kiếm tiền khủng khiếp bấy nhiêu. Vậy nên, cái từ khóa “điên rồ” mà giới bóng đá liên tục đề cập trong những ngày này xem ra chông chênh, trong một khía cạnh nào đó.
    HLV Ronald Koeman của Everton chỉ là một trong rất nhiều nhân vật đã dùng từ “điên rồ” để bình luận “cửa sổ” mùa Hè 2016. Chất “điên” nhằm vào người mua hay kẻ bán? Bạn có muốn mang tiếng “điên rồ” khi... kiếm được quá nhiều tiền, qua việc bán một sản phẩm nào đấy mà số đông cho là bình thường? Muốn cũng chả được!
    Ý Koeman muốn nói: bây giờ, rất khó kiếm được cầu thủ vừa thích hợp với nhu cầu chuyên môn của đội bóng, lại vừa đúng giá. Vậy, đâu là giá chuyển nhượng “đúng” cho Paul Pogba hoặc Gonzalo Higuain? Chẳng bao giờ có câu trả lời. Hãy hỏi chính Koeman: tài năng của ông đáng giá bao nhiêu?
    Kể cả khi người ta có thể nhìn vào đẳng cấp chuyên môn và quy kết một giá trị tạm gọi là hợp lý cho một ngôi sao nào đó, đấy vẫn không bao giờ là giá chuyển nhượng hợp lý. Tài năng ngang nhau, đặc điểm chuyên môn giống nhau, nhưng một cầu thủ vẫn còn thời hạn hợp đồng 3 năm với đội chủ quản (tạm gọi là cầu thủ A) đương nhiên không giống cầu thủ chỉ còn thời hạn hợp đồng 1 năm (tạm gọi là cầu thủ B).
    Đội bóng của cầu thủ B đương nhiên phải chấp nhận giá bán rẻ hơn, bởi chỉ sau 1 năm thì anh ta tự do ra đi. Ngược lại, nếu bạn “chấm” cầu thủ A thì phải trả giá rất cao. Đội chủ quản mà không bán, bạn đành bó tay, trừ phi kiên nhẫn ngồi chờ 3 năm đến khi anh ta kết thúc hợp đồng. Cầu thủ ấy được đảm bảo không chấn thương trong suốt 3 năm?
    Đấy là ví dụ tuy nhỏ nhưng rất nghiêm túc khi bàn về thị trường chuyển nhượng. Một ví dụ khác: cầu thủ chuyển nhượng tự do, như Zlatan Ibrahimovic, luôn đòi hỏi mức lương rất cao, bởi M.U đã không tốn phí chuyển nhượng để có anh. Giả sử các cầu thủ tương đồng về đẳng cấp nhưng lĩnh lương thấp hơn tị nạnh với Ibrahimovic?
    Ai lĩnh lương nhiều phải chạy nhiều hơn? Đấy cũng là một vấn đề thú vị, buộc các đội bóng đôi khi thà trả tiền chuyển nhượng còn hơn chào đón cầu thủ tự do. Còn có bao nhiêu chi tiết thú vị khác trong cái lĩnh vực vô cùng đặc biệt này. Vậy nên, “điên rồ” chỉ là một cách nói - dù là cách nói phổ biến. Bóng đá đỉnh cao ở châu Âu đang phát triển rực rỡ hơn bao giờ hết, một phần nhờ cái thị trường chuyển nhượng bị cho là điên rồ ấy.

    Và câu kết cũng chính là câu mở đầu của bài viết này
    Có một triết lý đáng suy ngẫm: Tại sao tôi phải lao động, phải cố gắng, phải hy sinh để có sản phẩm; trong khi tôi có thừa tiền để mua sản phẩm ấy? Công sức và khả năng sáng tạo sẽ được dùng cho việc khác, có lợi hơn. Chi tiền để mua sản phẩm (thay vì tự làm ra) chưa chắc đã là lười biếng, hoặc điên rồ.
    Nguồn: tổng hợp bongdaplus
     
    da2507tlx

    da2507tlx Chat với người nàyXếp hạng theo số tin rao Thành viên

    Tin:
    2 | Xem tất cả
    Được thích:
    0

    Từ khóa

    :
    Chia sẻ trang này
Đang tải...